UA-162949268-1

Dịch vụ phân tích tài chính, Dich vu phan tich tai chinh

khả năng thanh toán, khả năng thanh toan nhanh, tài sản ngắn hạn, Nợ ngắn hạn, Hàng tồn kho, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Tỷ lệ thanh toán tức thời, khả năng tạo tiền, khả năng huy động vốn, các khoản tương đương tiền, Tiền mặt

Ðịa chỉ64/7 đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, - VP. Lầu 1 số nhà 158, đường số 8, Phường 11, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Email dichvudulieutoancau@gmail.com
images images images images
0916693859
Menu

Dịch vụ

DỊCH VỤ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, Khả năng thanh khoản là đề cập đến khả năng đáp ứng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Phân tích khả năng thanh toán là việc đánh giá khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền và khả năng tạo tiền nhằm thực hiện nghĩa vụ đối với các chủ nợ khi đến hạn. Các vấn đề cực kỳ quan trọng của khả năng thanh khoản là phản ánh việc doanh nghiệp có khả năng trả tiền trong ngắn hạn hay không và tình trạng vỡ nợ và phá sản có xảy ra với doanh nghiệp hay không?

Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là việc đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ có thời hạn trả trong vòng một năm của doanh nghiệp. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn bao gồm ba nội dung: (1) Phân tích tính cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, (2) Phân tích khả năng tạo tiền và (3) Phân tích chu kì vận động của vốn.

Phân tích tính cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp trước tiên thể hiện ở tính cân đối giữa các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm (tài sản ngắn hạn) và các khoản nợ doanh nghiệp có nghĩa vụ hoàn trả trong vòng một năm (nợ ngắn hạn). Các chỉ tiêu thường sử dụng bao gồm:

Tỷ số thanh toán hiện hành – Curent ratio = Tổng tài sản ngắn hạn/ Tổng nợ ngắn hạn (1)

    Trong công thức (1)Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền; Đầu tư tài chính ngắn hạn; Các khoản phải thu; Hàng tồn kho và các khoản chi phí trả trước. Tỷ số thanh toán hiện hành cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn sẵn sàng được bù đắp bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Tỷ số thanh toán hiện hành được sử dụng phổ biến do tính toán đơn giản, nguồn dữ liệu có sẵn. Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp. Điều đó có thể giải thích ở khả năng đo lường của tỷ số :

+Tỷ số thanh toán hiện hành có thể đo lường khả năng  trả nợ ngắn hạn : Tỷ số càng lớn thì mức độ đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn sẽ được trả càng lớn. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn l, tài sản ngắn hạn không đủ bù đắp cho nợ ngắn hạn (vốn hoạt động thuần <0) thể hiện doanh nghiệp đang gặp rủi ro, không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Xét về lí thuyết, chỉ tiêu này bằng l thể hiện tài sản ngắn hạn vừa đủ bù đắp các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tuy nhiên trong thực tế nếu chỉ tiêu này chỉ ở mức l, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng vẫn rất mong manh. Nhà phân tích cần so sánh độ lớn của chỉ tiêu này giữa các kì và với doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc trung bình ngành để đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp vì không có một mức chuẩn cho độ lớn của chỉ tiêu này.

+Tỷ số thanh toán hiện hành cho phép xem xét mức giảm thiệt hại : Tỷ số càng lớn, rủi ro càng thấp. Tỷ số thanh toán hiện hành cho thấy có biên an toàn tối thiểu cần để đảm bảo trang trải cho sự sụt giảm giá trị các tài sản ngắn hạn không phải tiền mặt khác khi bán hoặc thanh lý chúng.

+ Tỷ số thanh toán hiện hành cho phép xem xét mức dự trữ vốn thanh khoản : Tỷ số thanh toán hiện hành là tỷ số thích hợp đo lường biên an toàn tối thiểu trong điều kiện không chắc chắn và thay đổi bất ngờ đối với dòng tiền của công ty.

  Tuy nhiên khi phân tích về tính thanh khoản cần phải đối chiếu dự phóng dòng tiền và những báo cáo tài chính hoạch định so với tỷ số thanh toán hiện hành.

             Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh - quick ratio = (Tổng tài sản ngắn hạn- hàng tồn kho)/ tổng nợ nhắn hạn (2)

C    ông thức thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền (tài sản nhanh). Bên cạnh đó, chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh  cao quá, kéo dài cũng không tốt, có thể dẫn tới hiệu quả sừ dụng vốn giảm. Chỉ tiêu này thấp quá, kéo dài càng không tốt có thể dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra. Có thể tham khảo hệ số thanh toán nhanh qua thực tế nghiên cứu các doanh nghiệp: Nếu tỷ số nhỏ hơn 0,75 mang ý nghĩa thấp; Nếu tỷ số trong giới hạn từ 0,75 và 2 mang ý nghĩa trung bình; Nếu tỷ số lớn hơn 2 mang ý nghĩa cao.

          Chỉ tiêu tỷ số khả năng thanh toán tức thời = Tổng các khoản tương đường tiền/ tổng nợ ngắn hạn (3)

     Do tử số chỉ dùng tiền và các khoản tương đương tiền nên tỷ số thanh toán tức thời thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện đang có của doanh nghiệp. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh khoản nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cao quá, kéo dài chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh tốt, tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao có thể dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm. Chỉ tiêu này thấp quá, kéo dài chứng tỏ doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ ngắn hạn, dấu hiệu rủi ro tậi chính xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra. Có thể thạm khảo tỷ số thanh toán tức thời (qua thực tế nghiên cứu các doanh nghiệp: Nếu tỷ số nhỏ hơn 0,5 mang ý nghĩa thấp; Nếu tỷ số trong giới hạn từ 0,5 và 1 mang ý nghĩa trung bình; Nếu tỷ số lớn hơn 1 mang ý nghĩa cao.

  Ngoài các chỉ tiêu tài chính được tính toán từ số liệu trên bảng cân đối kế toán, thông tin bổ sung trong thuyết minh báo cáo tài chính cũng rất có ích trong việc đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn. Chẳng hạn như việc có các hạn mức tín dụng chưa dùng đến sẽ đảm bảo cho nguồn tiền vào để trang trải cho các khoản công nợ của doanh nghiệp, hoặc ngược lại, các khoản nợ tiềm tàng sẽ làm suy giảm tính thanh khoản của doanh nghiệp.

Tiếp theo:  Phân tích khả năng tạo tiền Phân tích chu kì vận động của vốn.

Liên hệ Phân tích Báo cáo tài chính, viết luận văn, luận án, tiểu luận tại đây

Bài viết liên quan

backtop
Gửi thư hỗ trợ
Hotline:0916693859
Chỉ đường icon zalo Zalo:0916693859 SMS:0916693859
Chat Facebook Với Chúng Tôi