UA-162949268-1

các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản, cac yeu to anh huong den nguy co pha san

Danh sách doanh nghiệp, Danh sach doanh nghiep, báo cao tài chinh các công ty, Bao cao tai chinh cac cong ty, Thống kê các chi sô tài chinh, Thong ke cac chi so tai chinh

Thống kê giá cổ phiếu, Thong ke gia co phieu, Phân tích báo cáo tài chinh, Phan tich bao cao tai chinh, Dữ liệu tài chính ngành, Du lieu tai chinh nganh,

Ðịa chỉ64/7 đường số 4, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, - VP. Lầu 1 số nhà 158, đường số 8, Phường 11, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Email dichvudulieutoancau@gmail.com
images images images images
0916693859
Menu

Dịch vụ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUY CƠ PHÁ SẢN CỦA DOANH NGHIỆP

Dịch Covid-19 làm số doanh nghiệp phá sản, giải thể tăng mạnh; nhiều doanh nghiệp đặt chế độ "ngủ đông". Vậy yếu tố nội tại nào ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Vậy các doanh nghiệp, các nhà quản trị, cổ đông và nhà đầu tư làm sao để nhận biết và làm cách nào để khắc phục?

Dịch Covid-19 làm số doanh nghiệp phá sản, giải thể tăng mạnh; nhiều doanh nghiệp đặt chế độ "ngủ đông", "đóng băng", nghe ngóng tình hình. Theo báo cáo đánh giá, bổ sung tình hình kinh tế - xã hội quý 1 và dự báo thời gian còn lại của năm 2020 vừa được công bố .Trong đó, các số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp quý 1 cho thấy, những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở mức gia tăng thấp của số doanh nghiệp thành lập mới, việc giảm sút về số vốn bổ sung hoặc cam kết đưa vào kinh doanh, quy mô doanh nghiệp và sự gia tăng mạnh mẽ của số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong ngắn hạn.

Cụ thể, những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19 số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong quý 1 có xu hướng chững lại. Tính chung quý 1, cả nước có 29.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 351.400 tỉ đồng , tăng 4,4% về số doanh nghiệp, giảm 6,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Tính cả số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp là 552.419 tỉ đồng (giảm 23,5%), tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong quý 1 đạt khoảng 903.788 tỉ đồng, giảm 17,7%. 

Tổng lượng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng lớn bởi tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Doanh nghiệp đang e ngại trong việc đầu tư thêm vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh”, Bộ KH-ĐT đánh giá.

Bên cạnh đó, tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong quý 1 là 243.711 lao động, giảm 23,3%. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 14.800 doanh nghiệp, giảm 1,6%, trong khi tỷ lệ này của cùng kỳ năm 2019 tăng đến 78,1%.

Xu hướng trên thể hiện ở sự gia tăng mạnh về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn và giảm về số doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể. Trong quý 1, có gần 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2% so với cùng kỳ năm trước), gồm: 18.600 doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; 12.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 20,6%; 4.100 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 0,02%).

Trong tình trạng như vậy, việc phát hiện dấu hiệu, nguy cơ phá sản doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng.

Thứ nhất: Phân tích phát hiện các dấu hiệu mất cân đối tài chính và phá sản sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp phòng tránh trước những khả năng xấu có thể xảy ra đối với doanh nghiệp của mình.

Thứ hai :Giúp nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định mua bán chứng khóan trên thị trường chứng khóan.

Thứ ba: Hỗ trợ thông tin cho các tổ chức tín dụng trong các quyết định cho vay và quản lý các khoản vay.

Thứ tư: Tạo tiền đề cho các nhà cung cấp trong các quyết định điều khỏan trả chậm, quản lý nợ phải thu.

Thứ năm : Tạo bằng chứng, dữ liệu cho các thẩm định viên có điều kiện thuận lợi trong thẩm định giá doanh nghiệp.

Ngòai rahỗ trợ kiểm tóan viên trong việc quyết định các thủ tục kiểm tóan và quyết định xem doanh nghiệp có tồn tại trên cơ sở giả định họat động liên tục hay không.

Trên thế giới có khá nhiều mô hình ứng dụng để dự báo nguy cơ phá sản doanh nghiệp. Trong đó mô hình chỉ số Z, Zeta của Altman đã được nghiên cứu mở rộng và ứng dụng cho nhiều thị trường. Bên cạnh đó còn có các tổ chức xếp hạn tín dụng có uy tín như Standard & Poor’s, Moody’s hay Fitch Group… chuyên thực hiện đánh giá, xếp hạn tín dụng. Việc đánh giá được thực hiện thường xuyên, nên nhà đầu tư có thể căn cứ vào để ra quyết định đầu tư cho mình.

Sử dụng phương pháp định lượng, dữ liệu dạng bảng, phân tích  đa biệt thức để phân loại công ty lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính và công ty hoạt động ổn định. Chúng tôi có hai nhóm đối tượng là các công ty bị phá sản và không bị phá sản. Mức chỉ số phân biệt (Z) được thực hiện để ước tính đặc tính phá sản của công ty. Giá trị của Z càng thấp, xác suất phá sản của công ty càng tăng và ngược lại.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy

Các tỷ số đo lường tính thanh khoản, Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

- Các tỷ số đòn bẩy tài chính (tổng nợ/tổng tài sản), Các tỷ số này để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.

- Các tỷ số đo lường khả năng sinh lợi Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản) –ROA , Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữ) – ROE, Các tỷ lệ này thu hút sự chú ý của các bên liên quan bởi vì tiền kiếm được từ lợi nhuận có thể được tái đầu tư vào một công ty trong thời gian tới, chi trả cổ tức cho các cổ đông, và được sử dụng để trả hết tiền cho vay của các chủ nợ. Do đó, giá trị cao hơn của tỷ suất lợi nhuận có thể sẽ được kết hợp với khả năng thấp hơn của kiệt quệ tài chính. Các doanh nghiệp không thể tạo ra lợi nhuận cùng với những khoản lỗ tích lũy sẽ dẫn đến phá sản.

- Các tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hay có hiệu suất cao sẽ dễ tạo ra lợi nhuận và vì vậy nguy cơ phá sản sẽ thấp. =>>còn nữa

Liên hệ nhận nghiên cứu đầy đủ và các dịch vụ khác tại đây

Liên hệ tư vấn và giải đáp: 0916693859 - Facebook: @Dichvudulieutoancau

Bài viết liên quan

backtop
Gửi thư hỗ trợ
Hotline:0916693859
Chỉ đường icon zalo Zalo:0916693859 SMS:0916693859
Chat Facebook Với Chúng Tôi